Chuyên gia: ‘Trên thế giới chưa có dự án nào như Cát Linh – Hà Đông’ 13km chục ngàn tỷ xây hơn 1 thập niên chưa xong

Chuyên gia: ‘Trên thế giới chưa có dự án nào như Cát Linh – Hà Đông’ 13km chục ngàn tỷ xây hơn 1 thập niên chưa xong

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, kéo dài qua nhiều đời Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, hơn một thập niên, 20 lần lỡ hẹn. Chuyên gia giao thông, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy cho rằng có lẽ, trên thế giới chưa có dự án nào lập nhiều mốc đáng buồn như thế, ông Nguyễn Xuân Thủy nói với báo Pháp luật TP.HCM.

Trong cuộc phỏng vấn với báo Pháp luật TP.HCM được đăng tải hôm 7 tháng 10,  ông Thuỷ khẳng định định hướng đầu tư, phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP.HCM từ năm 1998 là đúng đắn, nếu đúng tiến độ, lẽ ra Việt Nam đã có ít nhất là ba dự án tương tự như Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội hay Bến Thành – Suối Tiên được vận hành, khai thác thương mại.

Tuy nhiên, 23 năm qua dù ngân sách nhà nước đã rót 56.132 tỷ đồng để đầu tư các dự án đường sắt đô thị nhưng nhiều dự án cho thấy hiệu quả thấp, thậm chí là mất hiệu quả vì chậm tiến độ, đội vốn, gây không ít bức xúc trong dư luận xã hội.

Lý giải về nguyên nhân chậm tiến độ, lỡ hẹn, dẫn đến đội vốn, đặc biệt là dự án Cát Linh – Hà Đông, ông Thủy cho rằng, lẽ ra chỉ mất 3-4 năm xây dựng nhưng nay đã hơn một thập niên với 20 lần lỡ hẹn.

Theo chuyên gia, việc các dự án trên chậm tiến độ không chỉ làm đội giá 30%-40% mà có thể trên 100%.

Nguyên nhân khiến các dự án đường sắt đô thị chậm, theo ông Thủy là do Việt Nam chọn đối tác kém. Không biết đối tác của mình từng thi công những công trình gì, có hiệu quả không, năng lực đến đâu… để rồi khi vào Việt Nam thực hiện dự án yếu kém đổ lỗi trách nhiệm cho nhau, gây khó khăn về vấn đề công nghệ, tài chính, kể cả quan hệ quốc tế… điều này được thể hiện rõ ở dự án Cát Linh – Hà Đông.

Hơn nữa, khi chọn đối tác kém, sẽ dẫn đến chủ quan, nghĩ mình có thể quản lý, làm được. Nhưng năng lực quản lý trong nước, hiểu biết về công nghệ, hiểu biết về tài chính… chưa bảo đảm  yêu cầu. Song song đó, hợp đồng ký với đối tác chưa có những điều khoản ràng buộc về trách nhiệm thời gian, hiệu quả, tài chính… nên chúng ta dễ bị đối tác “dắt mũi”.

Chuyên gia giao thông cho rằng, ở Việt Nam cũng phải có “thiết quân luật” với đơn vị quản lý dự án, nếu chậm, có thể mất chức, thay người, chứ không thể sử dụng đồng tiền của người dân vô tội vạ như thế. Phải quản lý chặt chẽ và có trách nhiệm.

Ông Thuỷ nói: “Рһᴀ̉ɪ тгᴀ́пһ тɪ̀пһ тгᴀ̣пɡ “ᴄᴀ̀ɪ ᴄᴀ̆́ᴍ” ᴆưɑ пһᴜ̛̃пɡ пɡưᴏ̛̀ɪ тһᴀ̂п ᴄᴀ̣̂п ᴆᴇ̂̉ тᴀ̣ᴏ гɑ ʟᴏ̛̣ɪ ɪ́ᴄһ пһᴏ́ᴍ, ᴀ̆п Ьᴏ̛́т тɪᴇ̂̀п ᴄᴜ̉ɑ пɡưᴏ̛̀ɪ Ԁᴀ̂п”.

Ảnh chụp màn hình K14.

Trước đó, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sau nhiều lần trễ hẹn đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cam kết đưa vào bàn giao cho TP. Hà Nội, vận hành thương mại vào đầu tháng 5/2021.

Tuy nhiên đến nay, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng vẫn chưa thông qua kết luận nghiệm thu dự án.

Theo thông tin đăng tải trên Thanh Niên, hiện Bộ GTVT yêu cầu dự án này phải hoàn thành, bàn giao trong năm 2021.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05 km gồm 12 ga và 1 khu Depot, đi qua địa bàn các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm và Hà Đông của thành phố Hà Nội.

Tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng (gần 553 triệu USD), sau đó điều chỉnh lên 18.002 tỷ đồng (hơn 868 triệu USD).

Trong số này, vốn vay ODA Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng, vốn đối ứng 4.134 tỷ.

Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc là tổng thầu.

Theo DKN