Gõ cửa tất cả BV đều bị từ chối, con trai đau đớn nhìn mẹ trút hơi thở cuối cùng: Bao giờ bình yên trở lại

Gõ cửa tất cả BV đều bị từ chối, con trai đau đớn nhìn mẹ trút hơi thở cuối cùng: Bao giờ bình yên trở lại

Mấy hôm nay, đọc tin tức về Ấn Độ mà trào nước mắt các mẹ ạ. Ở Việt Nam đang bình yên thế thôi nhưng người dân Ấn Độ đang phải đối diện với thảm họa của dịch Covid 19, người qua đời không có chỗ chôn, c.h.ế.t c.h.ó.c ở khắp nơi.

Tổng giám đốc WHO còn gọi tình cảnh của Ấn Độ bây giờ là ‘trên cả đau lòng’ . Chúng ta ai cũng có người thân, ai cũng có điều quý giá vậy mà trong một cơn đại họa bỗng mất đi tất cả liệu có thể chịu đựng được không hả mọi người.

Sáng nay em vừa đọc mà vừa khóc, trong cơn đại họa, người con trai nỗ lực đến hơi sức cuối cùng để tìm cách cứu sống mẹ ruột của mình, nhưng may mắn vẫn không đến. Tất cả bệnh viện đều thậm chí không còn một chỗ nằm chứ đừng nói đến máy thở.

Ấn Độ bây giờ ‘vỡ trận’, bệnh nhân chẳng có giường mà nằm. Ảnh: Internet

Mẹ nhiễm nCov, con trai gõ cửa 6 bệnh viện mà nơi nào cũng hết giường, đau đớn nhìn mẹ trút hơi thở cuối cùng

Đó là câu chuyện của anh Syed Yusuf sống ở phía Đông thủ đô New Delhi (Ấn Độ). Theo đó, trong 2 ngày, người đàn ông này đã ra vào ít nhất 6 bệnh viện và trung tâm y tế, khẩn cầu họ tìm một chiếc giường bệnh cho mẹ mình là bà Sifali Begum. Tuy nhiên, vì chẳng có nơi nào tiếp nhận nên cuối cùng bà qua đời, hưởng thọ 69 tuổi. Tận mắt chứng kiến cảnh mẹ mình từ từ mất khiến người đàn ông 42 tuổi này cảm thấy suy sụp, kiệt sức và cay đắng vô cùng.

Yusuf kể lại rằng: Anh bị mất việc kể từ khi cơ sở sản xuất phụ tùng xe hơi đóng cửa vào tháng 11 năm ngoái. Trước đó, vào hồi tháng 9, anh nhận kết quả dương tính với nCoV. Khi khỏi bệnh, anh đã lần lượt hiến huyết tương của mình để cứu người những người bệnh khác. ‘Khi những người khác cần tôi, tôi đã đến… Tôi đã hiến tặng huyết tương 2 lần chỉ vì tôi nghĩ rằng sẽ cứu được mạng sống của một ai đó. Nhưng khi tôi cần giúp đỡ thì mọi người đã ở đâu?’ Yusuf nói trong cay đắng.

Ánh lửa của đau thương khi thiêu bệnh nhân. Ảnh: Internet

Tuần trước, mẹ của anh có triệu chứng mắc nCoV sau đó là có kết quả xét nghiệm dương tính. Khi ấy, anh bảo mẹ ở nhà với em gái mình, còn bản thân chạy khắp các bệnh viện để tìm giường bệnh nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu. ‘Tôi thử gọi điện để yêu cầu xe cứu thương của chính phủ nhưng không được. Đến xe cấp cứu tư nhân cũng chẳng còn. Tôi không có đủ tiền nên chúng tôi đã thuê một chiếc ô tô tới bệnh viện Swami Dayanand ở Dilshad Garden. Đây là nơi duy nhất còn giường nhưng lại không có máy thở. Các bác sĩ ở đây nói rằng mẹ tôi cần máy thở. Tôi đã cầu xin họ cho chúng tôi một bình oxy nhưng…không thể ’ Yusuf kể lại trong nước mắt.

Thấy sức khỏe của mẹ rất yếu, Yusuf để bà ở nhà và tiếp tục tìm kiếm trong 2 ngày liên tục. Sau đó, Yusuf đưa mẹ tới bệnh viện Jeevan Jyoti rồi bệnh viện Rajiv Gandhi nhưng mẹ anh vẫn không được cho nhập viện vì thiếu oxy nên bệnh viện đã giảm số giường cho bệnh nhân nCoV từ 500 xuống còn 350.

Kiệt sức, bất lực nên hai mẹ con đành trở về nhà. Nhìn mẹ ngày một yếu đi, không thể ăn uống cũng chẳng thể nói chuyện, bà gần như bất tỉnh khiến trái tim người con trai đau nhói. Tới khuya, anh cố gắng đưa mẹ tới bệnh viện ESIC ở Jhilmil vì nghe nói ở đây còn giường. Cuối cùng, mẹ anh cũng được cấp một bình oxy nhưng rồi bà cũng chẳng thể qua khỏi vì không được nhập viện khiến tình trạng bà quá nặng.

Giới chức y tế Ấn Độ kêu gọi người dân đeo khẩu trang cả khi ở nhà để phòng dịch

Tình hình dịch diễn biến nghiêm trọng, bùng phát trên diện rộng khiến giới chức nước này ‘trở tay không kịp’. Hệ thống y tế lại nghèo nàn khiến oxy thiếu hụt, Ấn Độ chìm trong ánh lửa đau thương khi mà liên tục phải nổi lửa bên ngoài để thiêu xác.

Nhà hỏa thiêu chẳng còn chỗ nên người ta buộc phải cho hỏa thiêu tập thể như thế này. Ảnh: Internet

Trước tình hình đó, TS. Paul (quan chức cấp cao về y tế của chính phủ Ấn Độ) khuyến cáo: ‘Đã đến lúc chúng ta cần đeo khẩu trang ngay cả khi đang ở nhà. Trước đây, chúng ta chỉ đeo khẩu trang ở ngoài nhưng giờ các ca lây nhiễm tăng nhanh. Vì thế, chúng ta nên đeo khẩu trang thường xuyên vì nó rất có ích trong trường hợp gia đình bạn có ai đó mắc bệnh’.

Ấn Độ đang trải qua giai đoạn dịch bệnh tồi tệ nhất từ trước tới giờ vì biến thể mới của SARS-CoV-2 lây lan nhanh hơn khiến số người nhiễm tăng mạnh. Bệnh viện, lò hỏa táng không còn đủ chỗ do số người mắc và qua đời tăng nhanh chóng.

Mỗi đống củi là một thi hài, đau đớn biết bao nhiêu. Ảnh: Internet

Để đối phó với dịch bệnh, giới chức trách Ấn Độ đã huy động lực lượng vũ trang hỗ trợ giải quyết tình trạng gia tăng số ca mắc mới đang ngập tràn tại các bệnh viện ở nuốc này. Tại TP Tây Jaipur, miền Tây Ấn Độ đã cho xây dựng trung tâm cách ly với sức chứa khoảng 700 bệnh nhân được trang bị máy thở cho các trường hợp nguy kịch. Liên tục có thêm bình oxy tới tiếp tế cho các bệnh viện ở nước này nhưng với tình hình dịch bệnh hiện nay thì điều đó là chưa đủ.

Đến hôm nay thì Ấn Độ đã ghi nhận 17.313.163 trường hợp nhiễm với 195.123 người qua đời. Như vậy, chỉ sau ngày hôm qua (26/4) nước này đã ghi nhận thêm 319.435 trường hợp mắc mới. Một con số quá kinh khủng luôn.

Vì số người nhiễm cứ tăng lên khiến ngành y tế nước này chẳng còn đủ khả năng để chữa trị cho người dân. Đến cả nhà hỏa thiêu cũng chẳng còn chỗ nên người mất phải hỏa thiêu ở ngoài, cứ mỗi đống củi lại là một người. Đau lòng biết bao nhiêu. Sáng nay báo chí còn đưa tin bệnh viện đầy tới mức từ chối tiếp nhận bệnh nhân khiến người bệnh gõ cửa 6 bệnh viện mà không nơi nào nhận vì đã hết giường.

Nhìn tình hình dịch bệnh cửa Ấn Độ mà phát khiếp luôn các mẹ ạ. Thế nên đừng ai chủ quan nữa, vì dịch phức tạp như thế này nguy cơ bùng phát lần 4 ở nước mình cao lắm. Do đó, các mẹ tốt nhất vẫn nên biết tự đề phòng thì hơn. Nhớ đeo khẩu trang khi ra ngoài rồi rửa tay nhé, cẩn thận không thừa đâu ạ.

Nguồn: Tổng hợp