Sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, tính cách, thái độ của con người liệu có thể thay đổi? Câu trả lời từ các nhà khoa học khiến bạn bất ngờ về chính mình

Sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, tính cách, thái độ của con người liệu có thể thay đổi? Câu trả lời từ các nhà khoa học khiến bạn bất ngờ về chính mình

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự đồng cảm có thể được dạy từ thời thơ ấu, nhưng nó trở nên phức tạp hơn khi chúng ta lớn, đặc biệt là khi bị ép buộc.

Trong tâm lý học, thái độ là một tập hợp các cảm xúc, niềm tin và hành vi hướng đến một đối tượng, con người, đồ vật hay một sự kiện cụ thể nào đó. Thái độ thường là kết quả của quá trình trải nghiệm hoặc nuôi dưỡng và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi.

Cùng với đó, thái độ, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn cũng như tính cách của con người luôn là chủ đề nghiên cứu quan trọng trong tâm lý học xã hội. Nhưng chính xác thì chúng là gì? Được hình thành như thế nào? Và có thể thay đổi được không? Là những thắc mắc cần giải đáp để chúng ta có thể trở thành những phiên bản tốt nhất của bản thân.

Vậy quan điểm của các chuyên gia về việc thay đổi sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, tính cách và thái độ của con người là gì và liệu có khả thi hay không?

Raye Colbey đưa ra quan điểm: “Tất nhiên là có khả thi”. Đồng thời, cô nêu ví dụ của chính bản thân mình. Khi những người bị rơi trên Đảo Christmas vào năm 201 xin tị nạn, cô từng nghĩ: “Sao lại phải phục vụ kẻ này nhỉ?”. Sau đó, họ được chuyển đến khu phố của cô khi Trung tâm giam giữ Inverbrackie được thành lập, và cô kiên quyết phản đối quyết định đó.

Về sau, cô được đề nghị tham gia loạt phim tài liệu “Go Back To Where You Came From” của đài SBS. Cô đã đến Châu Phi và Malaysia để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn. Từ đó, cô đã thay đổi suy nghĩ: “Chuyến đi đó thực sự đã thay đổi bản thân tôi. Và tôi có lòng trắc ẩn hơn nhiều…”.

Trong tâm lý học, thái độ là một tập hợp các cảm xúc, niềm tin và hành vi hướng đến một đối tượng, con người, đồ vật hay một sự kiện cụ thể nào đó. Thái độ thường là kết quả của quá trình trải nghiệm hoặc nuôi dưỡng và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi.

Có vô số cách mà con người có thể thay đổi bản thân mình. Tiến sĩ Michelle Jongenelis, nhà nghiên cứu cấp cao, cho rằng điều đó khó và phức tạp, nhưng hoàn toàn có thể.

Mọi người có thể đang thiếu kiến ​​thức mang lại cho họ động lực cần thiết để thay đổi – chẳng hạn nhiều người không nhận ra rằng rượu gây ung thư, do vậy họ vẫn tiếp tục uống rượu. Vì thế, khoảng cách kiến ​​thức cần được nối lại. 

Những người hút thuốc có thể không quan tâm đến việc chết sớm, nhưng họ sẽ quan tâm đến việc sống đủ lâu để tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hoặc tiết kiệm cho một kỳ nghỉ.

Khi mọi người có động lực để thay đổi, họ sẽ có thể thay đổi.

Sau khi chúng ta có động lực cho bản thân thì cần thiết lập mục tiêu và các mục tiêu phải là những mục tiêu thông minh, cụ thể, có thể đo lường, thực tế và đúng thời gian.

Nhưng xin chờ chút nữa. Để duy trì các thay đổi, bạn phải tiếp tục đánh giá bản thân để không bị thụt lùi. Bên cạnh đó, thay đổi hành vi khác với thay đổi đặc điểm tính cách – chẳng hạn như thay đổi mức độ đồng cảm của bạn.

“Sự đồng cảm khác với thái độ. Đối với một số người, đó không phải là thứ có thể dạy được”.

Những thay đổi này có thể định hình thành công và thất bại của mọi người trong cuộc sống.

Vào năm 2019, một bài báo được xuất bản trên tạp chí Nhà tâm lý học Hoa Kỳ cũng đã xem xét lại “năm đặc điểm lớn” (cởi mở, tận tâm, hướng ngoại, dễ chịu và loạn thần kinh) và phát hiện ra các đặc điểm tính cách không hề có cơ sở. 

Có những nghiên cứu khác ủng hộ những phát hiện này và đưa ra quan điểm rằng các sự kiện trong cuộc sống có thể thay đổi chúng ta. Ví dụ, các sự kiện chấn thương và thậm chí các quá trình bao gồm cả thời kỳ mãn kinh.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là: “Họ có thể thay đổi tính cách của chính mình một cách cố ý, có chủ đích, theo một hướng cụ thể hay không?”.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Nhân cách cho thấy những người cố gắng thay đổi tính cách của chính họ – mà không cần sự giúp đỡ – thường thất bại. Nghiên cứu đó một lần nữa xem xét “năm đặc điểm lớn” và phát hiện ra một số người thậm chí còn thay đổi theo cách ngược lại với những gì họ muốn.

“Những thay đổi này có thể định hình thành công và thất bại trong cuộc sống của mọi người. Do đó, các đặc điểm tính cách có thể chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong khoa học xã hội và chính sách công”.

Các nhà tâm lý học đã phát triển một loạt các mô hình và kỹ thuật đào tạo để thay đổi các đặc điểm tính cách.

Điều đó đưa chúng ta trở lại ý tưởng về đào tạo sự đồng cảm. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự đồng cảm có thể được dạy trong thời thơ ấu, nhưng nó trở nên phức tạp hơn khi đối với người lớn. Sự đồng cảm liên quan đến việc “hiểu cảm xúc của người khác, cảm nhận cảm xúc đó và phản ứng với nó một cách thích hợp”.

Trong khi trẻ em học cách thấu cảm khi lớn lên thì cũng có những phương pháp hiệu quả để dạy người lớn trở nên đồng cảm hơn. Bên cạnh đó, sự đồng cảm có thể được dạy như một kỹ năng hoặc một nghề thủ công.

Thường có bốn yếu tố để đào tạo.

• Đầu tiên là tìm hiểu về lợi ích của sự đồng cảm – thấu hiểu người khác và cách đáp lại chúng.

• Tiếp theo là cung cấp cho người đó ví dụ về phản ứng đồng cảm

• Tiếp theo là thực hành thể hiện sự đồng cảm.

• Sau đó nhận phản hồi về cách họ thực hiện.

Bạn có thể thành công trong việc dạy ai đó bắt chước sự đồng cảm nhưng nếu họ không muốn, họ sẽ không thực sự thay đổi.

Trở lại với Colbey, người đã trải qua 25 ngày dưới ống kính máy quay khi cô tham gia quay phim tài liệu ở châu Phi. Colbey đã chứng minh được sự đồng cảm, tính cách của con người có thể thay đổi. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn thay đổi và cô tuyên bố rằng sự đồng cảm của bản thân không mở rộng đến tất cả những người xin tị nạn, chỉ những người “thực sự không kiểm soát được số phận của họ”.

Tóm lại, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, tính cách, thái độ của con người đều có thể thay đổi nếu chúng ta thực sự muốn điều đó. Hãy tự hỏi bản thân mình và lên kế hoạch cụ thể để thay đổi bản thân- trở thành người tốt hơn.