“Vênh” khổ đường sắt Lào Cai – Hà Khẩu

“Vênh” khổ đường sắt Lào Cai – Hà Khẩu

Việc “vênh” khổ đường sắt Lào Cai – Hà Khẩu ảnh hưởng lớn đến năng lực khai thác vận tải đường sắt liên vận giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bất cập lớn hạ tầng, ảnh hưởng đến vận tải liên vận

Theo Hiệp định liên chính phủ về ᴍᴀ̣пɡ lưới đường sắt Xuyên Á mà Việt Nam tham gia từ 2006, có hiệu lực từ 12/2009, ᴍᴀ̣пɡ lưới Đường sắt xuyên Á (Trans-Asia Railway Network) tại khu vực ASEAN đều phải thông qua Trung Quốc để kết nối đến các quốc gia châu Á khác. Trong đó, hai điểm trung chuyển tại Trung Quốc là Côn Minh và Nam Ninh.

Đoàn tàu hàng liên vận chuẩn bị xuất phát tại ga Lào Cai sang ga Sơn Yêu – Trung Quốc.

Phía Côn Minh, hiện đường sắt Việt Nam kết nối với đường sắt Trung Quốc thông qua ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Sơn Yêu (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện đang có bất cập lớn về hạ tầng nên ảnh hưởng đến vận tải liên vận giữa đường sắt hai nước. Đó là “vênh” khổ đường.

Cụ thể, hiện nay đường sắt Trung Quốc đã chuyển đổi sang khổ đường 1.435mm từ năm 2014. Điểm cuối của ᴍᴀ̣пɡ đường khổ này là ga mới Hà Khẩu Bắc, chỉ còn vài tuyến ngắn có đấu nối khổ 1.000mm. Do đó, tàu Việt Nam từ ga Lào Cai sang Trung Quốc chỉ đến được các ga Hà Khẩu, Sơn Yêu và Hà Khẩu Bắc.

Tại ga Hà Khẩu Bắc, hàng hóa sẽ phải chuyển tải, sang toa mới đi tiếp được vào ᴍᴀ̣пɡ đường sắt Trung Quốc. Còn ngược lại, tàu Trung Quốc cũng không thể sang được Việt Nam để xếp hàng và quay trở lại đi trên ᴍᴀ̣пɡ đường sắt Trung Quốc, từ đó có thể đi tiếp châu Âu.

Theo Viện Chiến lược và phát triển GTVT, khối lượng hàng hóa vận chuyển liên vận trên tuyến Yên Viên – Lào Cai và Gia Lâm – Hải Phòng đã sụt giảm nhiều so với trước cũng một phần nguyên nhân do chi phí tăng cao khi phải chuyển tải hàng hóa giữa tàu 1.000mm với tàu 1.435mm tại ga Hà Khẩu Bắc.

Trong khi đó, các tuyến đường bộ cao tốc Nội Bài – Lào Cai và Hà Nội – Hải Phòng đã đi vào hoạt động thuận lợi hơn trước rất nhiều, thu hút nhiều chân hàng liên tuyến này.

Vì vậy, Viện Chiến lược đề xuất đưa vào Quy hoạch ᴍᴀ̣пɡ lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 điểm kết nối mới giữa cặp ga Lào Cai – Hà Khẩu Bắc. Theo đó, cần nối ray lồng 1.435mm và 1.000mm giữa ga Lào Cai – ga Hà Khẩu Bắc, thay thế cho điểm kết nối hiện tại là thông qua ga Hà Khẩu và Sơn Yêu trên tuyến cũ khổ đường 1.000mm của Trung Quốc.

Ông Trần Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai kết nối với Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất lớn trong vận tải hàng hóa của ngành Đường sắt. Do đó, việc cải tạo, nâng cao năng lực toàn tuyến là yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là việc kết nối đồng khổ với đường sắt Trung Quốc.

Báo cáo Chính phủ phương án đầu tư kết nối 2.500 tỷ

Ông Cảnh cho biết, tại buổi làm việc, đơn vị tư vấn đưa ra 3 phương án nối ray giữa ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc. Theo đó, phương án 1 là giữ nguyên phương án nối ray như hiện tại đường sắt khổ 1.000mm qua cầu Hồ Kiều hiện nay đang khai thác.

Phương án 2 là nối ray bằng khổ đường lồng 1.435mm và 1.000mm tại vị trí cầu Hồ Kiều mới cách cầu cũ 1km về phía thượng lưu.

Cần thiết đầu tư điểm kết nối ray mới giữa ga Lào Cai – ga Hà Khẩu Bắc

Phương án 3 nối ray bằng khổ đường lồng 1.435mm và 1.000mm tại vị trí cầu Hồ Kiều mới cách cầu cũ 2,5km về phía thượng lưu theo hướng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng tiêu chuẩn. Đây là phương án có nhiều ưu điểm hơn, nhưng lại đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nhất, lên đến hơn 2.500 tỷ đồng.

Cụ thể với phương án này, phía Việt Nam sẽ nâng cấp cải tạo 200m tuyến hiện tại thành đường lồng 1.435mm và 1.000mm từ ga Lào Cai đến điểm đầu tuyến mới; Làm mới 2,7km tuyến đường lồng 1.435mm và 1.000mm điểm đầu của tuyến mới đến điểm giữa cầu Hồ Kiều mới; Làm mới 2,5km hầm khổ lồng 1.435mm và 1.000mm; Làm mới 1/2 (dài 100m) cầu Hồ Kiều mới. Tại ga Lào Cai sẽ cải tạo 2.786m đường ga Lào Cai hiện tại thành đường lồng 1.435mm và 1.000mm.

Phía Trung Quốc sẽ làm mới 1/2 (dài 100m) cầu Hồ Kiều mới; Làm 215m tuyến mới đường lồng 1.435mm và 1.000mm từ điểm giữa cầu Hồ Kiều mới về điểm kết nối với đường sắt hiện tại trên khu gian Sơn Yêu – Hà Khẩu; Cải tạo 1,2km tuyến hiện tại thành đường lồng 1.435mm và 1.000mm từ điểm kết nối đến ga Hà Khẩu Bắc.

Theo ông Nguyễn Thiện Cảnh, dù phương án 3 chi phí đầu tư lớn, nhưng về lâu dài vẫn nên chọn để sau này kết nối luôn với tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng khổ 1.435mm theo quy hoạch, tránh phải đầu tư thêm lần nữa. Đồng thời tăng được năng lực khai thác vận tải cho tuyến hiện tại.

Cùng đó, tới đây cần làm việc với Cục Đường sắt Trung Quốc để thỏa thuận phương án kết nối, đảm bảo hài hòa lợi ích hai bên. Bộ GTVT sẽ đề xuất Chính phủ cân đối, điều chỉnh nguồn vốn giai đoạn tới khi có phương án phù hợp nhất.

Theo Báo Giao Thông